Quan chế triều Nguyễn, tương tự như quan chế trong các triều đại Trung Hoa hoặc Việt Nam trước đây, phân định hệ thống quan lại trong triều đình với hai (2) ban văn, võ và chín (9) phẩm từ Cửu phẩm là phẩm hạng thấp nhất đến Nhất phẩm là phẩm hạng cao nhất. Quan chế hai (2) ban, chín (9) phẩm này có tên gọi là Cửu phẩm Quan giai và được áp dụng tại hầu hết trong các triều đại quân chủ Á Đông.
Quy chế này ấn định trang phục văn võ của 6 phẩm và 12 trật quan trong lễ thiết Đại triều, bao gồm:
- Chính nhất phẩm: Bào phục màu cổ đồng
- Tòng nhất phẩm: Bào phục màu thiên thanh
- Chính nhị phẩm: Bào phục màu cám bích
- Tòng nhị phẩm: Bào phục màu quan lục
- Chính tam phẩm: Bào phục màu bảo lam
- Tòng tam phẩm: Bào phục màu ngọc lam
- Tứ phẩm: Bào phục màu quan lục
- Ngũ phẩm: Bào phục màu bảo lam
- Lục phẩm: Bào phục màu ngọc lam
Phân biệt hàm và chứcHàm được bổ và chức được giao cho có thể giống hoặc khác nhau tùy theo từng trường hợp. Ví dụ:
- Tên hàm cũng là tên chức – đây là phần lớn các trường hợp trong quan chế – ví dụ như trong quan chế Minh Mạng, trật Chánh tứ phẩm, có hàm Án sát sứ cũng là chức Án sát sứ tại một tỉnh hoặc hàm Thái y viện Viện sứ cũng là chức Viện sứ tại Thái y viện
- Tên hàm không là tên chức – phần lớn dành các quan với phẩm trật cao được bổ vào các chức quan trọng nhưng không cùng tên hàm – ví dụ như trong quan chế Minh Mạng, trật Chánh nhất phẩm, có hàm Cần Chánh điện Đại học sĩ, thường được bổ chức là Cơ mật viện Đại thần (do quy định Cơ mật viện được đảm nhiệm bởi bốn (4) vị đại thần văn võ từ tam phẩm trở lên)
- Một quan có thể mang hàm và chức khác nhau trong cùng một trật – ví dụ như trong quan chế Minh Mạng, trật Chánh tứ phẩm, vị quan viên với hàm Lục bộ Lang trung có thể giữ chức Tôn nhân phủ Tả Tá lý, là chức cùng trật Chánh tứ phẩm